Châu Đốc vùng đất tiền tam giang hậu thất lĩnh

Châu Đốc với nhiều điều thú vị, vùng đất cuối cùng được sát nhập vào Việt Nam khi được vua Chân Lạp dân tặng cho Chúa Nguyễn vào năm 1757. Châu Đốc xưa là thủ phủ của Mắm Miền Tây. Châu Đốc nay với nhiều sự biến đổi không ngừng với vị thế “Tiền Tam Giang Hậu Thất Lĩnh”. Mời quạn cùng tôi tham quan một vòng và cùng tìm hiểu những điều thú vị về Châu Đốc nơi có dự án Phúc An Asuka đang làm dậy sóng thị trường BĐS.

Châu Đốc
Châu Đốc

Thế nhưng, Châu Đốc còn có một vị trí đặc biệt, nơi tiếp giáp với vùng biên giới Campuchia, đối với người dân nơi đây, vùng đất này gọi là “núi trong mưa, đất trong nước”. Có lẽ vì một năm có hai mùa mưa nắng kèm theo khi con nước lũ Mêkông tràn về khoảng tháng 8 đến tháng 10 cũng là lúc họ sống chung với lũ…

Cầu Châu Đốc nối Quốc Lộ N1 và Thị Xã Tân Châu
Cầu Châu Đốc nối Quốc Lộ N1 và Thị Xã Tân Châu

Thật là lạ lùng, giữa vùng đồng bằng mà lại mọc lên những ngọn núi như dãy “Hoàng Liên Sơn thu nhỏ”, đó là vùng Thất Sơn hùng vĩ án ngữ nơi biên giới An Giang. Nhưng càng lạ hơn, mỗi ngọn núi đều là di tích. Núi Sam có Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang… đứng từ trên đỉnh nhìn xuống sẽ thấy vùng Châu Đốc như một bức tranh sơn thủy đang trầm mặc giữa đồng bằng xanh ngát, ngước mặt thấy mây, nhìn ngang thấy rừng và ngó xuống thấy ruộng vườn, thấy sông đầy mùa nước lũ, nhìn thẳng vào mùa nước lũ dữ dội để chung sống, để làm giàu trên lũ…

Núi Sam Châu Đốc
Núi Sam Châu Đốc

 

Miếu Bà Chúa Xứ tại thành phố Châu Đốc

Khu Du Lịch Núi Sam với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Khu Du Lịch Núi Sam với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Nằm dưới chân núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5km, cách đây khoảng 200 năm miếu Bà ban đầu chỉ là ngôi nhà lá đơn sơ kết bằng tre lá. Ấy thế, giờ đây sau nhiều lần trùng tu miếu Bà đã có một kiến trúc rất đẹp. Miếu có dạng hình chữ “Quốc”, với hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như chiếc ghe đang lướt trên sông… Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Đến nay, sự xuất hiện của “Bà” vẫn còn là dấu chấm hỏi cho các nhà khoa học. Có lẽ, sự huyền bí và linh thiêng của Bà chăng? Theo dân gian truyền tụng thì tượng “Bà” đã có lâu đời. “Bà” được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bằng chín cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của “Bà” qua miệng “Cô Đồng”, nên người dân lập miếu để tôn thờ nơi đây. Cạnh tượng Bà giờ đây, phía bên phải còn có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, gọi là Bàn thờ Cô; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, gọi là Bàn thờ Cậu.

Tây An cổ tự

Tây An cổ tự do Tổng đốc Nguyễn Nhật An, một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) xây dựng. Sau khi chùa cất xong, đã thỉnh nhiều vị hòa thượng đến đây làm trụ trì, một trong những vị trụ trì đó là Đoàn Minh Huyên – người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông là một người yêu nước, đã làm được rất nhiều việc như thành lập nhiều trại ruộng xung quanh vùng Thất Sơn để khấn hoang, sản xuất và trở thành căn cứ chống Pháp… Ngoài việc tu hành, ông có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả, nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này được nhân dân gọi đến ngày nay.

Tây An Cổ Tự
Tây An Cổ Tự

Chùa theo trường phái Bắc tông, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Chùa có kiến trúc mang đậm sắc thái của bốn dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me màu sắc sặc sỡ nhưng rất hài hòa. Trước chùa có ba vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai biển đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chánh điện là ngôi chùa chính cao 18m, hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Chánh điện thờ Phật Thích Ca thuộc dòng Thiền Lâm Tế rất lớn ở giữa, còn có các tượng khác như: Di Đà, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí, Quan Âm và các vị Bồ Tát. Hai bên và phía trước là các vị La Hán, Tam Hoàng Ngũ Đế, Bát Bộ, Kim Cang…

Lăng Thoại Ngọc Hầu (Lăng Ông)

Cách chùa Tây An không xa là Lăng Thoại Ngọc Hầu hay còn gọi là Lăng Ông, lưng tựa vào vách núi. Lăng uy nghi cổ kính với lối kiến trúc hài hòa, phóng khoáng. Lăng có thể được xây dựng hoặc được thiết kế từ lúc Thoại Ngọc Hầu còn sống, khoảng thập niên 30 của thế kỷ thứ XIX. Vợ thứ của ông là bà Trương Thị Miệt ở bên trái, vợ chánh của ông là bà Châu Thị Tế ở bên phải ông.

Lăng Thoại Hầu

Lăng Thoại Hầu

Hiện nay trong lăng còn lưu lại nhiều di tích của ông; trong đó hai tấm bia Vĩnh Tế Sơn và Thoại Sơn đã ghi chép việc đào kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà được đặt trong lòng đình ở trước lăng, nơi khoảng sân rộng có tạc hai con nai bằng xi măng, một con ngựa với tên quản nài, tô điểm thêm vẻ đẹp cho lăng. Hai cửa lớn vào lăng xây theo lối cổ bằng ô dước, nối liền với bức tường dày, kiên cố. Phía sau lăng là đền thờ được xây trên nền đất cao, trong thờ tượng ông và các bài vị.

Phước Điền Tự (Chùa Hang)

Ði vòng qua phía tây núi Sam là gặp chùa Phước Ðiền, tục gọi Chùa Hang. Chùa nằm hơi chếch bên sườn núi, êm đềm trong gió mát trăng thanh. Phía trước chùa có ngôi bảo tháp, nơi an nghỉ của bà Thợ – sinh quán ở Chợ Lớn, làm nghề thợ may nên người ta gọi là bà Thợ người sáng lập ngôi chùa này.

Chùa Phước Điền 9 (Chùa Hang)
Chùa Phước Điền 9 (Chùa Hang)

Chuyện kể rằng: “Sau khi có chồng, được hạnh phúc ít lâu, do sự khắt khe của gia đình chồng còn nặng óc phong kiến nên bà ra đi và đến quy y tại chùa Tây An. Ðược một thời gian, bà thấy khách thập phương ra vào tấp nập, quân lính cũng thường lui tới theo dõi Ðức Phật Thầy Tây An, nên bà dần sang phía tây, gặp hang này yên tịnh, ít người lui tới, ở lại dựng am tu hành”. Miệng hang có đường kính khoảng 2 mét, người chui qua dễ dàng. Ðáy hang sâu thăm thẳm, không ai biết trổ đến đâu. Trong dân gian có tương truyền một huyền thoại về cặp rắn Thanh Cô và Bạch Xà đã tu ở Chùa Hang.

Khu du lịch núi Sam về đêm

Từ thị xã châu Đốc đến khu du lịch núi Sam, không ồn áo, không náo nhiệt nhưng vẫn chất chứa sự hồi sinh ở vùng đất biên thùy này. Dọc hai bên đường với các quán bình dân kèm theo tiếng gọi í ới của các bác tài xe lôi kéo. Cái dư vị ấy kéo dài đến tận khu du lịch, con đường đêm với đầy ắp quần áo, mỹ phẩm… từ nước bạn nhập sang.

 

Khu du Lịch Núi Sam về đêm
Khu du Lịch Núi Sam về đêm

 

Xung quanh Miếu Bà, ai ai cũng rất xôm tụ, với nhiều phòng trọ, nhà nghỉ, đặc sản các loại: như thốt nốt, trái cây, quần áo, mắm… mọc lên. Miếu Bà vẫn là vầng hào quang với nghi ngút khói nhang như lan tỏa chút lộc bình an vào từng du khách thập phương về đây hành lễ.

Du khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến một quá khứ hào hùng mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất biên cương này.

Thăm lăng Thoại Ngọc Hầu cùng với công trình vĩ đại của ông thời mở đất là dòng kênh đào Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, chùa Tây An, chùa Hang… Đây chính là nét đẹp tâm linh trong tín ngưỡng văn hóa dân gian của dân tộc ta, luôn tự hào và hướng về nguồn cội.

5/5 - (1 bình chọn)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nền giá ngọp
Nền Giá Ngộp

Mạng xã hội

Bài viết phổ biến

Cập nhật mới nhất từ Mepbds

Đăng ký nhận thông tin từ Mepbds

Những tin tức mới nhất sẽ được cập nhật ngay đến cho bạn. Hãy nhập Email vào bên dưới

Chuyên mục:

Xu hướng

Bài viết liên quan

So sánh