Xã An Thạnh Trung là một đơn vị hành chính thuộc huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Hiện nay, xã An Thạnh Trung được chia thành 11 ấp: An Lạc, An Khánh, An Bình, An Quới, An Thị, An Long, An Tịnh, An Hưng, An Hồng, An Phú, An Khương. Cùng Mép tìm hiểu về địa bàn xã An Thạnh Trung có gì mà nhà nước lại mở thêm dự án Bất động sản tại đây.

Tổng quan về xã An Thạnh Trung huyện chợ mới tỉnh An Giang
Xã An Thạnh Trung có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp với xã Long Kiến
- Phía đông bắc giáp xã Mỹ An
- Phía đông và đông nam giáp xã Hội An
- Phía nam giáp xã Hòa Bình
- Phía tây giáp xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên qua sông Hậu.
Xã An Thạnh Trung có diện tích 32,14 km², dân số năm 2019 là 17.523 người, mật độ dân số đạt 545 người/km².
Với địa bàn rộng lại có vị trí tiếp giáp với thành Phố Long Xuyên, thời gian gần đây xã được nhà nước quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện, kêu gọi đầu tư và dự án Khu dân cư và chợ An Long được hình thành với mong muốn giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân được vị trí thuận tiện, tiện ích xã hội đầy đủ góp phần nâng cao cuộc sống người dân địa phương. Cũng nhằm xây dựng xã đạt chuẩn Nông Thôn Mới.
Đền thời Nguyễn Hữu Cảnh tại xã An Thạnh Trung Chợ Mới

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Kính (sinh năm Canh Dần 1650, tại thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình). Gia đình thuộc dòng dõi Đức Nhị Khê – Nguyễn Trãi – là bậc khai quốc công thần triều Lê. Chứng kiến cảnh đau xót, mất mát, tàn phá của chiến tranh ngay từ thời niên thiếu đã tạo nên một con người có chí lớn, Ông đã tham gia vào các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cầm quân, thống lĩnh, xông pha nhiều trận mạc để giúp nước, an dân, mở mang bờ cõi biên cương.
Nguyễn Hữu Cảnh mất được truy tặng Đặc Tấn Chưởng Dinh Tráng Hoàn hầu, thụy là Trung Cần (gia phả ghi tước và thụy được truy tặng lần sau cùng là Vĩnh An hầu, thụy Cương Trực).
Để tưởng nhớ công đức của Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nơi quê hương cũng như nơi ông đến an dân, nhân dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông, như ở Nam Vang (Campuchia), Quảng Bình, Quảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Ô Môn (Cần Thơ)… Tỉnh An Giang là một trong những địa phương có nhiều đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nhất. Trong số này, có Lễ Công Từ Đường ở phường Châu Phú A (Châu Đốc, An Giang), do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng. Theo Đại Nam nhất thống chí thì “Đền Lễ công: ở thôn Châu Phú, huyện Tây Xuyên, thờ Nguyễn Hữu Kỉnh. Đền do Nguyễn Văn Thụy (tức Thoại Ngọc Hầu) dựng khi làm Trấn thủ, nay hương lửa vẫn như cũ, thường tỏ anh linh.”.
Ngoài ra, họ tên và chức tước của ông còn được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều địa phương…Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tôn tạo khu lăng mộ của ông tại Thác Ro thuộc huyện Lệ Thủy. Năm 2009, sách Kỷ lục An Giang 2009, cũng đã công nhận ông là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang” [25].
Văn thơ ca ngợi, truyền tụng công đức Nguyễn Hữu Cảnh còn lưu giữ khá nhiều, trích một đoạn:
Từ ngày vâng lệnh Trấn Bình Khương,
Bờ cõi mở thêm mấy dặm trường,
Vun bón cột nền nơi tổ phụ
Dãi dầu tên đạn giúp quân vương
Giặc ngoài vừa nép bên màn hổ
Sao tướng liền sa giữa giọt tương!
(Bài thơ đặt nơi sắc phong tại đền Lễ Công ở Châu Phú)
Dự án mới sắp ra mắt tại xã An Thạnh Trung
Được biết trong thời gian sắp tới tại xã An Thạnh Trung huyện Chợ Mới, một dự án Khu dân cư và chợ An Long sẽ được ra mặt người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của xã hội. Thông tin thêm dự án này bạn có thể xem tại đây.
Nguồn: tổng hợp
Chia sẻ cho mọi người!